2.7.21

SỰ XA LẠ CỦA NHỮNG KHÁI NIỆM NHÂN BẢN TRONG NỀN GIÁO DỤC CHÚNG TA

Mấy hôm nay, đọc trên mạng cuộc trao đổi về đề thi môn văn kết thúc trung học phổ thông 2017.  

 Theo chỗ tôi đọc được cuộc trao đổi  dừng lại khá kỹ mấy chữ “THẤU CẢM” “TRẮC ẨN”. Và dù chưa chắc đã đi đến  đâu,  đó là việc cần thiết

Nhưng ở góc độ của mình, tôi  chỉ nghĩ sở dĩ câu chuyện xảy ra như vậy, mọi thứ  được mang ra trao đổi như vậy vì đối với chúng ta hôm nay nhất là đối với lớp trẻ nó, cái sự THẤU CẢM  với lại TRẮC ẨN ấy là cái gì xa lạ quá. 

Đọc tiếp ...

28.6.21

TỪ ĐÔI DÉP TỚI CHIẾC MŨ BẢO HIỂM

       Các bạn còn trẻ hiện nay có lẽ it ai biết rằng ở nông thôn Việt Nam cũ người ta phần lớn đi đất. Giầy dép là một thứ xa xỉ. Không ai nghĩ tới chuyện làm ra chúng nữa. Sau một ngày làm ăn lam lũ chiều về cũng chỉ rũ chân qua loa. 

     Chế giễu ai, người ta bảo người đó là loại dân “ba xoa hai đập “. Thế là thế nào ? Tức là trước khi đi ngủ  thì lấy hai chân xoa vào nhau vài cái cho bụi rã ra, rồi cuối cùng phủi nốt bụi bằng cách đập thật mạnh hai bàn chân vào nhau một hai cái. Coi như xong! 

Đọc tiếp ...

SỰ THA HÓA CỦA LỜI NÓI

Theo các nhà nghiên cứu hội họa, trong các bức tranh của người Việt thời trung đại, mỗi yếu tố chỉ có quan hệ với yếu tố liền kề bên cạnh, chứ không có quan hệ với toàn bộ bức tranh. 

    Con người ở đây trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Hành động và lời nói thường được tổ chức để đối phó với các đối tác có quan hệ gần gũi mà không chú ý tới toàn bộ cộng đồng.

   Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau –

 Câu ca dao đó thuộc loại những câu “vỡ lòng “ mà mỗi gia đình thường dạy con cái mình. Thành ngữ còn ghi: nói ngọt như mía lùi, nói kiến trong lỗ bò ra ...ý khuyên khi giao thiệp cần chon những lời lẽ tốt đẹp

Đọc tiếp ...

27.6.21

BỊA ĐẶT TÙY TIỆN -- MỘT NẾP TƯ DUY TRUNG CỔ

    Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều đoạn tự thú về sự làm bừa làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

Đọc tiếp ...

THỬ TÌM HIỂU CÁCH KIẾM SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

 Từ trường hợp của những ông già ném cá trong bài trước, tôi xin thử nêu lên một vài đặc điểm  làm nên cách kiếm sống dân ta xưa và nay:

1-- Trong cuộc mưu sinh, dân  ta còn đang dừng lại ở tư duy hái lượm tức là sẵn có cái gì của thiên nhiên thì nhặt lấy mang về. Năng lực của cộng đồng trong việc chủ động tổ chức ra một xã hội  sản xuất, năng lực đó còn hạn chế... Con người trong xã hội ta đa số là vô nghề nghiệp và không đạt tới đỉnh cao trong việc làm nghề. Các ngành nghề không được chăm lo cải tiến nên chỉ có giậm chân tại chỗ.

 Khi tiếp xúc với các nền kinh tế khác chúng ta lại không chịu học hỏi đàng hoàng kỹ lưỡng nên cứ kém mãi.

2-- Chiến tranh là nhân tố chủ yếu chi phối khuôn mặt của xã hội VN trong suốt trường kỳ lịch sử. Trong các thế kỷ trước, nhất là hai thế kỷ XVII – XVIII sa vào nội chiến, ở ta, việc sản xuất nông nghiệp chỉ phát triển trong mức độ bảo đảm cho các cuộc chiến tranh giữa các phe phái được duy trì . Vậy mà nạn đói vẫn luôn luôn xảy ra. Còn sự phát triển các ngành công thương nghiệp là hết sức kém cỏi thì cũng là lẽ tự nhiên. 

 Điều này càng rõ nếu xét  tình hình từ 1945 tới nay.Trong chiến tranh bao nhiêu con người giỏi giang đổ hết cả ra mặt trận. Đến cả lương thực cho người dân miền bắc cũng phải nhập của nước ngoài. Súng ống đạn dược xe pháo dùng trong chiến tranh là của ngoại nhập. Ở hậu phương mọi công việc như xây dựng nhà cửa hoàn toàn ngưng trệ. 

Sau chiến tranh hầu hết chúng ta là những kẻ vô nghề nghiệp. 

Các quan chức cũng hoàn toàn vô nghệ nghiệp. Từ những người chỉ quen “đánh đồn diệt viện”, nay phải lo quản lý đủ mọi ngành nghề hiện đại, làm sao không dẫn tới tình trạng làm đâu hỏng đấy.

Sau khi đọc bài của tôi có bạn nói rằng giá ông già kia có đồng lương hàng tháng bốn năm triệu thì ông không phải làm thế. 

Tôi xin trả lời rằng đó là chỉ nhìn bề ngoài. 

Còn nhớ có lần trên mạng thấy loan tin các cơ quan khoa học người ta đánh giá rằng  nước mình là một xứ mà việc quản lý các tài nguyên khoáng sản là loại đội sổ, kém nhất thế giới.

 Không cần có mặt ở các loại mỏ, chỉ từ tình hình chung cũng đoán ra hết. 

Những người  chủ trì công việc làm ăn ở các vùng tài nguyên đó, theo sự nhìn nhận của tôi thật cũng chẳng khác gì ông già ném cá hàng xóm của tôi bao nhiêu. 

Nghĩa là thấy của một đống trước măt mình đấy thì bất chấp quy trình ký thuật cần thiết, cha con chỉ lo đào cho được rồi bán tống bán táng ra nước ngoài lấy tiền. Tiền này đi đâu thì ai cũng biết rồi -- nộp cho ngân quỹ nhà nước thì ít, đút vào túi mình thì nhiều. 

Ta chỉ trách những quan chức này là họ tham nhũng.

 Ta quên rằng họ cũng đang là những người kiếm sống không có nghề ngỗng gì hết, và kiếm sống với bất cứ giá nào. 

Đọc tiếp ...

KIẾM SỐNG VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO !

Thời tiết oi ả, đang nóng bỗng lạnh đang lạnh bỗng nóng, nhiều nhà đêm trước vừa  mở điều hoà, đêm sau đã phải lôi chăn mùa rét ra đắp, khí trời năm nay ở đồng bằng sông Hồng độc quá! Chẳng những con người nhoai ra mà đến cả các giống vật cũng khó sống: ở vùng ngoại ô  tôi đang ở, sáng sáng trên mặt  hồ vô khối cá chết nổi lềnh bềnh. Có cá chết là có người đi vớt, bởi thứ cá này đun lên còn cho lợn cho chó ăn được.

Đọc tiếp ...

BUỒN VUI ĐẮP ĐỔI

Hôm nay nhiều bạn thích nhớ lại câu nói có tầm khái quát lịch sử của Võ Văn Kiệt đại ý vào những ngày kết thúc chiến tranh một triệu người vui thì cũng có có một triệu người buồn 
Tôi muốn tát nước theo mưa vân vi thêm vài ý nhỏ
-- tình cảm là một vấn đề phức tạp nhất là giữa vui buồn thường có sự chuyển hóa (xem Ghi chú ở dưới)
-- Về những người buồn lúc ấy thì tôi không thực sự  biết lắm và đến nay vẫn đang tìm hiểu nhưng trước sau vẫn thông cảm và kính trọng.
 -- Còn về phía những người vui  thì sao?

Theo ghi nhớ của riêng tôi ngày ấy ngay trong hàng ngũ bên thắng cuộc bên cạnh  đa số  những người vui tự nhiên và dễ dàng (và có cả dễ dãi nữa ) cũng đã có những người buồn vui lẫn lộn, vui ít buồn nhiều.
Số này ít thôi nhưng theo tôi các anh đều hiểu biết lịch sử và thời cuộc, vui buồn của các anh gắn với một tầm nhìn rộng rãi do đó là một nỗi buồn mà theo tôi là cao quý, bao gồm cả những lo sợ chính đáng -- mặc dù trong hoàn cảnh lúc ấy thông thường người ta phải giấu nỗi buồn ấy đi không dám bộc lộ rõ.
Ban đầu tôi thấy có cảm tình nhưng vẫn không hiểu các anh ấy lắm,  về sau mới thấy các anh ấy đúng. 
--  về sự chuyển hóa các loại người này trong thời gian  tôi dự đoán  tuy những người  vừa biết buồn vừa biết vui như vậy  trong hàng ngũ người thắng cuộc lúc đầu chỉ là   thiểu số nhưng ngày càng càng đông lên và được bổ sung bởi những người trẻ ra đời sau chiến tranh.
Và họ sẽ gặp gỡ những người mà "hôm qua chỉ có  buồn và hôm nay vẫn còn  buồn" nhưng đã biết tìm nhiều niềm vui trong  suy nghĩ và hành động . Lớp kế cận của nhóm người thứ hai này thì lại càng đông đảo.
 Hai loại người này sẽ có một sự chia sẻ và  phối hợp lâu dài vì tương lai của một Việt Nam thống nhất thực sự -- dù ngày ấy  không phải là gần lắm nhưng chắc phải tới.

***

 Ghi chú dành cho các bạn thích "nhiễu sự văn chương"
1/về những những tình thế nước đôi, tôi thường nhớ lại câu thơ của Hoàng Trung Thông viết ở Vĩnh Linh
 Trời hôm nay vừa mưa vừa nắng 
 Mây hôm nay vừa trắng vừa đen 
Biển hôm nay người trong vườn đục 
 Nước hôm nay vừa lặng vừa yên 

2/Về sự đắp đổi biện chứng của tình cảm thì không gì bằng câu thơ của Tế Hanh viết trong "Bài thơ tình ở Hàng Châu"
Những ngày buồn nghĩ lại thấy vui vui
 Những ngày vui thấy nghĩ lại thấy ngùi ngùi 
 Còn một nghệ sĩ chèo trứ danh ở Hà Nội được đào tạo từ trước 1945 là bà cả Tam  thì bảo
 "trong cái được có cái mất, 
trong cái vui có cái buồn, 
trong cái vô vọng có cái hy vọng",
Nói về nghệ thuật diễn viên, bà  cho rằng các bạn trẻ phải lo diễn thế thì mới thấu đáo tình người và lẽ đời.
Nhưng theo tôi câu này cũng đúng trong nhiều trường hợp khác

Đọc tiếp ...

HÃY NGHĨ TỚI NGÀY GIÃ TỪ SƯ PHỤ XUỐNG NÚI


Khoảng cuối 2005, nhân việc xuất bản cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", tờ Sinh Viên  Việt Nam  đã đề nghị tôi trao đổi vài điều nhằm giúp các bạn trẻ nhận diện lại lý tưởng và các giá trị từ đó tìm ra phướng hướng hành động của mình trong hoàn cảnh xã hội hậu chiến.

Sau mười năm đọc lại, tôi có cảm tưởng bài viết vẫn có phần thích hợp, với nghĩa lớp trẻ hiện nay vẫn chưa có thay đổi bao nhiêu, và nhìn chung là đang lúng túng trong việc tự xác định. Xin giới thiệu lại ở đây để các bạn cùng đọc và cho thêm ý kiến.  

Đọc tiếp ...

SAN BẰNG CON NGƯỜI

Trên đường Sài Gòn, một lần, tôi được nghe một người lái xe ôm kể rằng ông ta vừa về hưu, so với tuổi là hơi sớm. Có hai điểm làm cho ông chán:
Giám đốc là người quá dốt, không hiểu công việc. Trong xưởng, người chăm với người lười cũng như nhau, cuối năm ai cũng tiên tiến hết.
Tôi đoán chính ra ông là một người thợ giỏi. 

Đọc tiếp ...

SỰ LAN TRÀN CỦA NGHỊCH LÝ

“Thời đại ta là thời đại của những nghịch lý” - cái ý ấy tôi được đọc lần đầu là từ một bài viết của L.Landau, nhà vật lý Xô - viết từng được giải Nobel. Về sau đọc vào đâu cũng bắt gặp cái tinh thần ấy. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng có câu tả Cà Mâu: Ở đây người ta “chèo thuyền giữa rừng, cá đẻ trên cây và những dòng sông thì đều bắt nguồn từ biển”. Đó là cái nghịch lý trong khung cảnh.

Đọc tiếp ...