5.7.21

TRONG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHIẾN TRANH THƯỜNG ĐƯỢC MIÊU TẢ KHÁC HẲN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

1/

Trong nhiều từ điển văn học của nước ngoài, người ta có mục từ riêng về văn học chiến tranh. Chẳng hạn trường hợp cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương Guide Des Ideés Littéraires của Henri Bénác, bản dịch tiếng Việt của NXB Giáo dục 2008.  

Đọc vào thì tôi thấy là quan niệm về chiến tranh của chúng ta ngược hẳn với quan niệm về chiến tranh của con người trong thế giới hiện đại. 

Nói tới chiến tranh ở Việt Nam là nói tới chủ nghĩa anh hùng. 

Đọc tiếp ...

ĐÁM TRẺ Ở TA ĐANG ĐƯỢC DẠY DỖ NHƯ NHỮNG NGƯỜI LỚN

1/

Tại một số trường tiểu học, có đội cờ đỏ do các em lập ra, uy quyền  bao trùm khiến cả các giáo viên đôi khi cũng phải sợ, nói chi là các bạn – đấy là tin tôi đọc được từ một hai năm trước. 

Cũng qua tờ Tuổi trẻ năm ấy, tôi thấy một vị phụ huynh kể chuyện con bà ta muốn bớt tiền ăn quà để làm việc riêng? Việc gì?  Cháu cần nộp tiền cho  bạn lớp trưởng, để bạn ấy khỏi báo cáo cô giáo, một lỗi nhỏ mà cháu vô ý phạm phải.

Đọc tiếp ...

TƯƠNG TỰ NHƯ QUẤN LỐP XE

Ngoài việc thông báo tình hình nắng nóng lũ lụt, các bản tin thời tiết còn hay nói tới nạn cháy rừng.
Với đám dân thành phố chúng tôi những lần chứng kiến các cảnh ấy quả thật thấy buồn. Đã buồn vì rừng bị cháy lại càng buồn vì những chậm trễ trong việc dẹp các đám cháy.
Tôi không biết rõ lắm, nhưng vẫn nhớ là ở các nước công nghiệp, người ta có nhiều phương tiện khá hữu hiệu.

Đọc tiếp ...

TỰ ĐÁNH MẤT MÌNH

Trong báo Tuổi trẻ cuối tuần, số ra ngày 11 – 11- 2018, tôi đọc được nhận xét của một nhà nhiếp ảnh nước ngoài viết về các di tích ở Đồng bằng bắc bộ, trong trường hợp này là chùa Phật Tích ở Bắc Ninh:

Đối với tôi, chùa Phật Tích đã vĩnh viễn biến mất trên trái đất này.

Ông nói điều này, sau khi chứng kiến chùa Phật Tích nói ở trên được tu tạo và gần như làm lại, tốn rất nhiều tiền của, nhưng lại cho thấy một ngôi chùa có cốt cách và tinh thần khác hẳn ngôi chùa cũ.

Đọc tiếp ...

RỜI KHỎI ĐÁM ĐÔNG

Orhan Pamuk viết trong diễn văn Nobel đọc ngày 7/12/2006:

“…Chúng ta muốn sáng tạo ra những thế giới sâu sắc, nhưng chính khao khát được đứng riêng mới buộc chúng ta hành động.

Cần cù kiên nhẫn không đủ: Nhà văn phải biết rời khỏi đám đông để trở về với chính mình.

Quy tắc sáng tác: Phải kể chuyện mình như thể đó là chuyện của người khác, và kể chuyện người khác như của chính mình.

Một nhà văn độc lập là người biết lắng nghe chính mình, khai sáng chính mình trước khi nghĩ đến người khác.

Viết, hành động xuyên qua chính mình.

Viết, tức là biến cái đắm đuối nội tâm thành câu chữ, là khám phá cái thế giới mình tương tác với mình, cần mẫn ương ngạnh và say sưa

Khi tôi ngồi vào bàn: tôi tạo ra một thế giới mới

Tôi đang sinh ra một kẻ khác bên trong tôi

Bí mật của nhà văn không phải là cảm hứng mà là tính ương ngạnh của anh ta.

Người Thổ có câu: Phải biết đào giếng bằng kim…”

***

Đọc tiếp ...

TRỞ VỀ QUÁ KHỨ Ư? ĐÂU PHẢI CHUYỆN DỄ!

"Lo gì mà lo, lo bò trắng răng 
Lo ông trời đổ lo thằng trên cao." 
Người xưa từng đã chế giễu những kẻ hay lo bằng mấy câu đùa như vậy. 
Không rõ trường hợp anh M. bạn tôi sẽ nói sau đây có thuộc về cái dạng quá lo xa đáng buồn cười ấy, chỉ biết trong những dịp trò chuyện với nhau về việc trở lại với một vài phong tục tốt đẹp cũ, hoặc chia nhau nghiên cứu nét đẹp văn hóa ở chùa nọ đền kia, trong khi chúng tôi hồ hởi tự tin (tin rằng chả khó gì cả!) anh thường trình ra một bộ mặt đăm chiêu. 

Đọc tiếp ...

HAI CUỐN SÁCH VIẾT VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRỪU TƯỢNG MÀ LẠI DÀNH CHO BẠN ĐỌC NHỎ TUỔI


Nhân đi mua sách cho hai cháu nội, tôi thấy có hai cuốn có những cái tên khá dài, nội dung thì hình như quá cao, quá trừu tượng
-- Cuốn sách về những sự trái ngược mang tính triết học
-- Những câu hỏi hóc búa về đức tin
Cuốn trên -- liên quan nhiều đến triết học -- vốn của nhà xuất bản Nathan bên Pháp, và cuốn dưới -- liên quan tới các vấn đề tôn giáo --- do bộ phận làm sách thiếu nhi của tập đoàn Macmillan bên Anh xuất bản.

Đọc tiếp ...