26.6.21

NHÂN CHUYỆN CHÁO CHỬI

Trên FB ĐăngBi, có ghi một đoạn đối thoại: 

- Chào bà chủ quán, cho xin bát cháo lòng nhiều hành

- Chào cái đéo gì, đây bán chứ đéo có cho. 

-- ...

- Tiền ít mà đòi hít L thơm, có 25k mà đòi phục vụ tận tình á, quên đi

- Trời đất ơi, tôi trả tiền bà đầy đủ mà sao bà lại nói như vậy 

--Tiền nào của nấy. Không ăn thì biến.

-

Đọc lên tôi biết ngay là một hiện tượng chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội. Đó là căn bệnh có từ thời mà thành phố mới được những người ở rừng về tiêp quản và sẽ phát triển suốt thời chiến tranh đói kém, nên có mấy đặc điểm: 

- Nghề bán hàng ăn bị coi là không đáng có. Ngoài mấy cửa hàng quốc doanh lèo tèo, không đủ phục vụ người dân thì các hàng quán tư nhân đều bị coi như con hư đặt vào tâm ngắm. Nếu họ có liều mở cửa – theo yêu cầu của thị trường, thì chỉ chuốc lấy sự thù ghét của chính quyền. 

- Giá cả hồi ấy cũng hoàn toàn giả tạo, nghĩa là theo hệ thống của mậu dịch. người bán hàng có muốn làm thêm cũng không được phép

- Đi bán hàng ăn lúc ấy tức là bần cùng bất đắc dĩ việc đáp ứng được những nhu cầu hết sức thiết thực của con người bị coi là không nên làm. Tự nhiên, người bán hàng cảm thấy mình có quyền được đối xử thô lỗ với người mua hàng. Nếu thời nay, nhiều người bán hàng bắt đầu cảm thấy cám ơn người mua hàng, thì hồi ấy mua được thứ hàng gì là cám ơn người bán kể cả tư nhân chứ không nói gì nhà nước. 

- Một điều khái quát hơn: đấy là thời mà con người không cần trở thành lịch sự, tinh tế, nhã nhặn cùng là một vài phẩm chất tốt đẹp khác của các xã hội bình thường. Người ta không cần giữ thể diện, không cần được ai khen và cảm thấy như thế là vô ích. Tức không có lý tưởng sống và không còn phân biệt tốt xấu nữa.Chỉ còn những bản năng tối thiểu

Đọc tiếp ...

24.6.21

GIÀU CÓ và TỬ TẾ THỜI NAY

 Khoảng cuối 2002, đầu 2003, một người Đức đã viết trên mạng về một số  khía cạnh  xấu xí của người Việt trong đó có khía cạnh liên quan tới một nếp  tư duy phổ biến trong chúng ta .

Sau khi kể lại những tình trạng lộn xộn trong xã hội Việt  hiện nay ông người Đức này bảo hình như nhiều người bản địa cũng biết mình hư hỏng nhưng lại có lối đổ thừa cho hoàn cảnh. 

Nhiều người Việt ông gặp nói thẳng vào mặt ông là tại chúng tôi nghèo quá nên chúng tôi mới hư hỏng thế này, còn nếu giàu có lên thì chúng tôi sẽ tử tế ngay.

Đọc tiếp ...

Hy vọng như một thói quen khó bỏ

Xếp hàng đã được biết tới như một cách sống điển hình của dân Hà Nội những năm chiến tranh. Bắt nguồn từ sự thiếu thốn thường trực và tin chắc là không bao giờ chấm dứt, cuộc sống “xếp hàng cả ngày” rút cục tạo cho con người ta một cảm giác vô vọng và những hành động kỳ cục không sao hiểu nổi Một người bạn tôi kể trong những năm ấy, nhiều lần cứ thấy có đám xếp hàng là đang đạp xe trên đường chị cũng lao vào giữa đám người ồn ào để tranh chấp lấy một chỗ mà chờ đợi.       

 Chỉ một hai lần chị mua được thứ hàng ưng ý. Còn phần lớn là những cuộc xếp hàng vô ích.

         Hoặc người ta bán những thứ hàng chị không cần. Hoặc đơn giản là hàng không về. 

         Nhưng bận sau thấy có đám đông người chi vẫn lăn xả vào.

         Đến lúc nào đó hình thành một thói quen, nhiều người tuổi tôi, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả dân sống với chữ nghĩa bút mực lẫn những người lao động chân tay, chúng tôi chia sẻ với nhau một cách sống dùi gắng băm bổ, vội vã, lấy sự bươn trải làm mục đích, cốt chứng tỏ trước mọi người là mình đang nỗ lực hết mình, còn kết quả thế nào không dám nghĩ tới. 

         Sau chiến tranh cả người tiếp tục nghèo khó lẫn những người “ giầu lên đùng đùng theo một cách không ai cắt nghĩa nổi”, chúng tôi vẫn bị chi phối bởi cách sống cách nghĩ nói trên, chẵng những thế còn cảm thấy nó đã ngấm vào mình chi phối mình, có muốn cũng không thể từ bỏ. 

      Tôi thường nhớ tới nó cái khi theo dõi nhiều hoạt động xã hội hàng ngày, như các phong trào thi đua, các cuộc chạy theo mốt, các đám lễ hội, du lịch… và hôm nay là chuyện học sinh lao vào học hè. 

       Ở đây không khỏi có lỗi của những người biến giáo dục thành hoạt động kinh doanh, lợi dụng tâm lý quá lo lắng của cha mẹ với con cái, từ đó kiếm lời. 

      Nhưng để việc đó sang một bên, về phía chúng ta, tại sao chúng ta bảo nhau giơ đầu cho họ chém như vậy ?

      Tôi nghĩ đây chỉ là thêm một bằng chứng về sự khủng hoảng giáo dục đã đến hồi kịch liệt và hằn sâu vào lòng người, trở thành trạng thái tâm lý xã hội cố kết bền vững.

       Nhiều người quanh tôi hôm nay hối thúc con cái ngày đêm đèn sách trong tâm lý tuyệt vọng. Trong thâm tâm thừa biết là sau khi nhận con cái ta vào học, nhà trường hiện nay chỉ cho ra những  sản phẩm rất ít được việc cho xã hội. Thế nhưng làm sao bây giờ? Tìm đâu một chỗ học khác? Tiền đâu cho đi nước ngoài? Thôi thì chỉ đành thúc con cái học nữa học thêm, học quên chết, “để nếu cuối cùng chúng nó có kém có hỏng thì mình cũng không có gì phải ân hận “.

     Khi bị đẩy tới cùng, con người tuyệt vọng lại hóa thân thành con người của hành động, nghĩa là những kẻ hy vọng.  

       Theo chỗ tôi nhớ, khoảng cuối 2009(?) một hãng tin nước ngoài từng có một cuộc phỏng vấn ở hàng loạt nước để xét xem người dân ở nước đó có bằng lòng với cuộc sống không. Và trái với dự đoán của họ, hóa ra  ở ta dân tình nói chung vui vẻ, số người bằng lòng và tin tưởng ở cuộc sống lại cao hơn so với người dân nhiều nước thanh bình khác. 

Đọc tiếp ...

GIẦU CÓ NHƯNG KHÔNG THÀNH NGƯỜI

1/   

 Trong số những cách  hành xử của đám nhà giàu trọc phú khiến  dân tình phải bàn tán, tôi nhớ mấy năm trước  có  chuyện họ  mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo.

     Nhìn lại thời xưa, tôi vẫn nghĩ, cùng với giới trí thức, đám người giàu có thuộc về bộ phận ưu tú của xã hội họ có khá hơn thì xã hội mới được nhờ.

     Nhưng đến thời ta, cả hai đám người ấy bị thù ghét và thù ghét vô lối  bất công đến mức ai người muốn trở thành ưu tú cũng nản lòng luôn .

Đọc tiếp ...

SAO SỬ KHÔNG VIẾT VỀ NHỮNG THỜI CON NGƯỜI TRỞ NÊN TỬ TẾ?

Tôi tìm đọc Lịch sử triều Mạc của Đinh Khắc Thuần ( Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2001) vì hai lý do, một nó là luận văn tiến sĩ ở Pháp, chứ không phải được công nhận trong nước; và hai, nghe nói nó rất ca ngợi nhà Mạc chứ không phải lên án như phần lớn sách giáo khoa về lịch sử từ thời tôi học trung học dăm chục năm trước và chỉ gần đây mới có sửa chút ít(?).

Đọc xong thì thấy cuốn sách đáng gọi là một công trình khoa học. Nó có luận điểm mới, cách khai thác tài liệu mới. 

Đọc tiếp ...

Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại,

giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn

không viết về các danh nhân trong quá khứ

 Những trang sử học không có con người -

-Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là

Đọc tiếp ...

NHỮNG TÙ NHÂN CỦA LỢI ÍCH TRƯỚC MẮT


Triều Nguyễn nổi tiếng với việc cấm đạo. Người ta cắt nghĩa đó là tại Nho học đã thấm quá sâu, khiến vua chúa sinh ra bảo thủ.
 Nhưng một người tôi quen bảo có gì đâu, tại các bà phi tần cả. Vua mà đi lễ nhà thờ thì phải theo chế độ một vợ một chồng, và tam cung lục viện không biết chừng giải tán hết (?!). Nên các bà vừa nghe phong phanh đã không thích đạo và bảo nhau nằn nì xin vua cấm đạo bằng được. 
Không biết cách giải thích này có đúng không, nhưng nghe không phải không có lý.

Đọc tiếp ...

NÓI THÊM VỀ "TỰ DO TRƯỚC CÁC NHU CẦU VẬT CHẤT"

Trong bài  hôm qua, tôi đã nói dân mình hiện nay quá ham hưởng thụ, đang lấy hưởng thụ làm lẽ sống  nên các ý tưởng của Roosevelt thật có giá trị gợi ý.

 Ngồi nghĩ thêm một chút thấy trong đờì sống hậu chiến, cái sự ham muốn quá đáng ấy cứ được thổi mãi lên, chẳng qua là vì mấy lý do: 

 Từ trước đến nay ta sống khổ quá. Trong các lý thuyết hướng dẫn cách sống của con người, sự hưởng thụ  nhiều khi bị coi là cái tội.

Đọc tiếp ...

MỘT GIAI ĐOẠN MỚI TRONG NHẬN THỨC VỀ LỊCH SỬ VỪA ĐƯỢC BẮT ĐẦU

Trong sự lạc hậu của xã hội ta nói chung, có sự lạc hậu rõ rệt về quan niệm lịch sử. Lịch sử được nói tới không phải là ít. Sách sử ở dạng phổ cập quần chúng - nhất là sách  viết cho thiếu nhi - in ra vô tội vạ. Nhưng càng thấy sách sử được phổ biến, thì càng sốt ruột vì cái quan niệm chi phối ở đấy vẫn là một quan niệm cổ lỗ và chúng ta ngày càng xa lạ với một nền sử học hiện đại, một nền sử học cần thiết cho sự phát triển trước mắt.

Nhưng đến gần một tháng qua, khi chứng kiến sự nở rộ trên FB các loại bài viết về lịch sử thì tôi thấy mừng quá.

Đọc tiếp ...

NGƯỜI VIỆT THIẾU SÂU SẮC

(Nguyễn Hưng Quốc)

Liên quan đến nhan đề bài viết này, có hai điều tôi xin được nói ngay: một, đó không phải là phát hiện của tôi; hai, bất kể ai là người đầu tiên phát hiện, nhận định ấy cũng đã trở thành một ý kiến khá phổ biến. Phổ biến đến bình thường, thậm chí, tầm thường, có lẽ chẳng còn làm cho người nào ngạc nhiên hay khó chịu nữa cả. Hầu như ai trong chúng ta cũng biết vậy. Và chấp nhận vậy.

Đọc tiếp ...

NGƯỜI VỚI NGƯỜI LÀ BẠN

Trong bài trước tôi đã nói tới một đoạn trong sách “Tân Quốc Văn” Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch dạy trẻ về quan hệ với người nước ngoài. Dưới đây là toàn văn  bản dịch bài đó của nhà giáo Trần Trọng San trong sách “Hán văn” soạn từ trước 1975 và gần đây được in lại cả ở trong nước cũng như hải ngoại:

CÁI ĐẠO ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đọc tiếp ...

NHỮNG MẤT MÁT ĐÃ ĐẾN VỚI TIẾNG VIỆT HÔM NAY

Nhiều lần tôi muốn viết những thay đổi đã đến với tiếng nước mình mà không làm nổi.
Tự nhiên nhớ lại đây đó đã có người viết, nếu là các bạn đang sống ở hải ngoại thì dễ có một khoảng cách mà B. Brecht gọi là lạ hóa nên càng có điều kiện hơn. Chẳng hạn với một nữ tác giả là Trần Mộng Tú. Talawas 20-7-09 có in lại một bài của bà này mang tên "Tôi là ai", trong đó có đoạn

Đọc tiếp ...

23.6.21

RÁO HOẢNH

Bạn có biết những lúc ráo hoảnh như thế người ta trở nên thế nào không?
Tôi thường mang tiếng là ác khẩu, chỉ thạo moi móc cái xấu của mọi người.
Để chứng tỏ là mình đã tu tỉnh lại, trong trường hợp đang nói, tôi cố vắt óc để tìm ra một liên tưởng tạm gọi là đèm đẹp một tí.
Và tôi nhớ đến những đứa trẻ.

Đọc tiếp ...