26.6.21

NHÂN CHUYỆN CHÁO CHỬI

Trên FB ĐăngBi, có ghi một đoạn đối thoại: 

- Chào bà chủ quán, cho xin bát cháo lòng nhiều hành

- Chào cái đéo gì, đây bán chứ đéo có cho. 

-- ...

- Tiền ít mà đòi hít L thơm, có 25k mà đòi phục vụ tận tình á, quên đi

- Trời đất ơi, tôi trả tiền bà đầy đủ mà sao bà lại nói như vậy 

--Tiền nào của nấy. Không ăn thì biến.

-

Đọc lên tôi biết ngay là một hiện tượng chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội. Đó là căn bệnh có từ thời mà thành phố mới được những người ở rừng về tiêp quản và sẽ phát triển suốt thời chiến tranh đói kém, nên có mấy đặc điểm: 

- Nghề bán hàng ăn bị coi là không đáng có. Ngoài mấy cửa hàng quốc doanh lèo tèo, không đủ phục vụ người dân thì các hàng quán tư nhân đều bị coi như con hư đặt vào tâm ngắm. Nếu họ có liều mở cửa – theo yêu cầu của thị trường, thì chỉ chuốc lấy sự thù ghét của chính quyền. 

- Giá cả hồi ấy cũng hoàn toàn giả tạo, nghĩa là theo hệ thống của mậu dịch. người bán hàng có muốn làm thêm cũng không được phép

- Đi bán hàng ăn lúc ấy tức là bần cùng bất đắc dĩ việc đáp ứng được những nhu cầu hết sức thiết thực của con người bị coi là không nên làm. Tự nhiên, người bán hàng cảm thấy mình có quyền được đối xử thô lỗ với người mua hàng. Nếu thời nay, nhiều người bán hàng bắt đầu cảm thấy cám ơn người mua hàng, thì hồi ấy mua được thứ hàng gì là cám ơn người bán kể cả tư nhân chứ không nói gì nhà nước. 

- Một điều khái quát hơn: đấy là thời mà con người không cần trở thành lịch sự, tinh tế, nhã nhặn cùng là một vài phẩm chất tốt đẹp khác của các xã hội bình thường. Người ta không cần giữ thể diện, không cần được ai khen và cảm thấy như thế là vô ích. Tức không có lý tưởng sống và không còn phân biệt tốt xấu nữa.Chỉ còn những bản năng tối thiểu