5.7.21

TRONG VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHIẾN TRANH THƯỜNG ĐƯỢC MIÊU TẢ KHÁC HẲN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM

1/

Trong nhiều từ điển văn học của nước ngoài, người ta có mục từ riêng về văn học chiến tranh. Chẳng hạn trường hợp cuốn Dẫn giải ý tưởng văn chương Guide Des Ideés Littéraires của Henri Bénác, bản dịch tiếng Việt của NXB Giáo dục 2008.  

Đọc vào thì tôi thấy là quan niệm về chiến tranh của chúng ta ngược hẳn với quan niệm về chiến tranh của con người trong thế giới hiện đại. 

Nói tới chiến tranh ở Việt Nam là nói tới chủ nghĩa anh hùng. 

Đọc tiếp ...

ĐÁM TRẺ Ở TA ĐANG ĐƯỢC DẠY DỖ NHƯ NHỮNG NGƯỜI LỚN

1/

Tại một số trường tiểu học, có đội cờ đỏ do các em lập ra, uy quyền  bao trùm khiến cả các giáo viên đôi khi cũng phải sợ, nói chi là các bạn – đấy là tin tôi đọc được từ một hai năm trước. 

Cũng qua tờ Tuổi trẻ năm ấy, tôi thấy một vị phụ huynh kể chuyện con bà ta muốn bớt tiền ăn quà để làm việc riêng? Việc gì?  Cháu cần nộp tiền cho  bạn lớp trưởng, để bạn ấy khỏi báo cáo cô giáo, một lỗi nhỏ mà cháu vô ý phạm phải.

Đọc tiếp ...

TƯƠNG TỰ NHƯ QUẤN LỐP XE

Ngoài việc thông báo tình hình nắng nóng lũ lụt, các bản tin thời tiết còn hay nói tới nạn cháy rừng.
Với đám dân thành phố chúng tôi những lần chứng kiến các cảnh ấy quả thật thấy buồn. Đã buồn vì rừng bị cháy lại càng buồn vì những chậm trễ trong việc dẹp các đám cháy.
Tôi không biết rõ lắm, nhưng vẫn nhớ là ở các nước công nghiệp, người ta có nhiều phương tiện khá hữu hiệu.

Đọc tiếp ...

TỰ ĐÁNH MẤT MÌNH

Trong báo Tuổi trẻ cuối tuần, số ra ngày 11 – 11- 2018, tôi đọc được nhận xét của một nhà nhiếp ảnh nước ngoài viết về các di tích ở Đồng bằng bắc bộ, trong trường hợp này là chùa Phật Tích ở Bắc Ninh:

Đối với tôi, chùa Phật Tích đã vĩnh viễn biến mất trên trái đất này.

Ông nói điều này, sau khi chứng kiến chùa Phật Tích nói ở trên được tu tạo và gần như làm lại, tốn rất nhiều tiền của, nhưng lại cho thấy một ngôi chùa có cốt cách và tinh thần khác hẳn ngôi chùa cũ.

Đọc tiếp ...

RỜI KHỎI ĐÁM ĐÔNG

Orhan Pamuk viết trong diễn văn Nobel đọc ngày 7/12/2006:

“…Chúng ta muốn sáng tạo ra những thế giới sâu sắc, nhưng chính khao khát được đứng riêng mới buộc chúng ta hành động.

Cần cù kiên nhẫn không đủ: Nhà văn phải biết rời khỏi đám đông để trở về với chính mình.

Quy tắc sáng tác: Phải kể chuyện mình như thể đó là chuyện của người khác, và kể chuyện người khác như của chính mình.

Một nhà văn độc lập là người biết lắng nghe chính mình, khai sáng chính mình trước khi nghĩ đến người khác.

Viết, hành động xuyên qua chính mình.

Viết, tức là biến cái đắm đuối nội tâm thành câu chữ, là khám phá cái thế giới mình tương tác với mình, cần mẫn ương ngạnh và say sưa

Khi tôi ngồi vào bàn: tôi tạo ra một thế giới mới

Tôi đang sinh ra một kẻ khác bên trong tôi

Bí mật của nhà văn không phải là cảm hứng mà là tính ương ngạnh của anh ta.

Người Thổ có câu: Phải biết đào giếng bằng kim…”

***

Đọc tiếp ...

TRỞ VỀ QUÁ KHỨ Ư? ĐÂU PHẢI CHUYỆN DỄ!

"Lo gì mà lo, lo bò trắng răng 
Lo ông trời đổ lo thằng trên cao." 
Người xưa từng đã chế giễu những kẻ hay lo bằng mấy câu đùa như vậy. 
Không rõ trường hợp anh M. bạn tôi sẽ nói sau đây có thuộc về cái dạng quá lo xa đáng buồn cười ấy, chỉ biết trong những dịp trò chuyện với nhau về việc trở lại với một vài phong tục tốt đẹp cũ, hoặc chia nhau nghiên cứu nét đẹp văn hóa ở chùa nọ đền kia, trong khi chúng tôi hồ hởi tự tin (tin rằng chả khó gì cả!) anh thường trình ra một bộ mặt đăm chiêu. 

Đọc tiếp ...

HAI CUỐN SÁCH VIẾT VỀ CÁC VẤN ĐỀ TRỪU TƯỢNG MÀ LẠI DÀNH CHO BẠN ĐỌC NHỎ TUỔI


Nhân đi mua sách cho hai cháu nội, tôi thấy có hai cuốn có những cái tên khá dài, nội dung thì hình như quá cao, quá trừu tượng
-- Cuốn sách về những sự trái ngược mang tính triết học
-- Những câu hỏi hóc búa về đức tin
Cuốn trên -- liên quan nhiều đến triết học -- vốn của nhà xuất bản Nathan bên Pháp, và cuốn dưới -- liên quan tới các vấn đề tôn giáo --- do bộ phận làm sách thiếu nhi của tập đoàn Macmillan bên Anh xuất bản.

Đọc tiếp ...

2.7.21

SỰ XA LẠ CỦA NHỮNG KHÁI NIỆM NHÂN BẢN TRONG NỀN GIÁO DỤC CHÚNG TA

Mấy hôm nay, đọc trên mạng cuộc trao đổi về đề thi môn văn kết thúc trung học phổ thông 2017.  

 Theo chỗ tôi đọc được cuộc trao đổi  dừng lại khá kỹ mấy chữ “THẤU CẢM” “TRẮC ẨN”. Và dù chưa chắc đã đi đến  đâu,  đó là việc cần thiết

Nhưng ở góc độ của mình, tôi  chỉ nghĩ sở dĩ câu chuyện xảy ra như vậy, mọi thứ  được mang ra trao đổi như vậy vì đối với chúng ta hôm nay nhất là đối với lớp trẻ nó, cái sự THẤU CẢM  với lại TRẮC ẨN ấy là cái gì xa lạ quá. 

Đọc tiếp ...

28.6.21

TỪ ĐÔI DÉP TỚI CHIẾC MŨ BẢO HIỂM

       Các bạn còn trẻ hiện nay có lẽ it ai biết rằng ở nông thôn Việt Nam cũ người ta phần lớn đi đất. Giầy dép là một thứ xa xỉ. Không ai nghĩ tới chuyện làm ra chúng nữa. Sau một ngày làm ăn lam lũ chiều về cũng chỉ rũ chân qua loa. 

     Chế giễu ai, người ta bảo người đó là loại dân “ba xoa hai đập “. Thế là thế nào ? Tức là trước khi đi ngủ  thì lấy hai chân xoa vào nhau vài cái cho bụi rã ra, rồi cuối cùng phủi nốt bụi bằng cách đập thật mạnh hai bàn chân vào nhau một hai cái. Coi như xong! 

Đọc tiếp ...

SỰ THA HÓA CỦA LỜI NÓI

Theo các nhà nghiên cứu hội họa, trong các bức tranh của người Việt thời trung đại, mỗi yếu tố chỉ có quan hệ với yếu tố liền kề bên cạnh, chứ không có quan hệ với toàn bộ bức tranh. 

    Con người ở đây trong các mối quan hệ xã hội cũng vậy. Hành động và lời nói thường được tổ chức để đối phó với các đối tác có quan hệ gần gũi mà không chú ý tới toàn bộ cộng đồng.

   Lời nói chẳng mất tiền mua / Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau –

 Câu ca dao đó thuộc loại những câu “vỡ lòng “ mà mỗi gia đình thường dạy con cái mình. Thành ngữ còn ghi: nói ngọt như mía lùi, nói kiến trong lỗ bò ra ...ý khuyên khi giao thiệp cần chon những lời lẽ tốt đẹp

Đọc tiếp ...

27.6.21

BỊA ĐẶT TÙY TIỆN -- MỘT NẾP TƯ DUY TRUNG CỔ

    Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Đời viết văn của tôi (1971) có nhiều đoạn tự thú về sự làm bừa làm bậy đã xẩy ra trong đời mình. Đại khái ông kể là lúc ra học tiểu học ở Hà Nội cần giấy khai sinh, nhưng ngại về làng bên Bắc Ninh làm tận gốc, liền nhờ ông chủ nhà trọ làm hộ. Ông này bảo hai người bạn làm chứng, rồi kiếm cành cau với vài hào bạc đưa lý trưởng Hàng Trống. Vài ngày sau, ông Kép Tư Bền trong văn chương tương lai có ngay tấm giấy khai sinh và nghiễm nhiên thành người sinh ở Hà Nội.

Đọc tiếp ...

THỬ TÌM HIỂU CÁCH KIẾM SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT

 Từ trường hợp của những ông già ném cá trong bài trước, tôi xin thử nêu lên một vài đặc điểm  làm nên cách kiếm sống dân ta xưa và nay:

1-- Trong cuộc mưu sinh, dân  ta còn đang dừng lại ở tư duy hái lượm tức là sẵn có cái gì của thiên nhiên thì nhặt lấy mang về. Năng lực của cộng đồng trong việc chủ động tổ chức ra một xã hội  sản xuất, năng lực đó còn hạn chế... Con người trong xã hội ta đa số là vô nghề nghiệp và không đạt tới đỉnh cao trong việc làm nghề. Các ngành nghề không được chăm lo cải tiến nên chỉ có giậm chân tại chỗ.

 Khi tiếp xúc với các nền kinh tế khác chúng ta lại không chịu học hỏi đàng hoàng kỹ lưỡng nên cứ kém mãi.

2-- Chiến tranh là nhân tố chủ yếu chi phối khuôn mặt của xã hội VN trong suốt trường kỳ lịch sử. Trong các thế kỷ trước, nhất là hai thế kỷ XVII – XVIII sa vào nội chiến, ở ta, việc sản xuất nông nghiệp chỉ phát triển trong mức độ bảo đảm cho các cuộc chiến tranh giữa các phe phái được duy trì . Vậy mà nạn đói vẫn luôn luôn xảy ra. Còn sự phát triển các ngành công thương nghiệp là hết sức kém cỏi thì cũng là lẽ tự nhiên. 

 Điều này càng rõ nếu xét  tình hình từ 1945 tới nay.Trong chiến tranh bao nhiêu con người giỏi giang đổ hết cả ra mặt trận. Đến cả lương thực cho người dân miền bắc cũng phải nhập của nước ngoài. Súng ống đạn dược xe pháo dùng trong chiến tranh là của ngoại nhập. Ở hậu phương mọi công việc như xây dựng nhà cửa hoàn toàn ngưng trệ. 

Sau chiến tranh hầu hết chúng ta là những kẻ vô nghề nghiệp. 

Các quan chức cũng hoàn toàn vô nghệ nghiệp. Từ những người chỉ quen “đánh đồn diệt viện”, nay phải lo quản lý đủ mọi ngành nghề hiện đại, làm sao không dẫn tới tình trạng làm đâu hỏng đấy.

Sau khi đọc bài của tôi có bạn nói rằng giá ông già kia có đồng lương hàng tháng bốn năm triệu thì ông không phải làm thế. 

Tôi xin trả lời rằng đó là chỉ nhìn bề ngoài. 

Còn nhớ có lần trên mạng thấy loan tin các cơ quan khoa học người ta đánh giá rằng  nước mình là một xứ mà việc quản lý các tài nguyên khoáng sản là loại đội sổ, kém nhất thế giới.

 Không cần có mặt ở các loại mỏ, chỉ từ tình hình chung cũng đoán ra hết. 

Những người  chủ trì công việc làm ăn ở các vùng tài nguyên đó, theo sự nhìn nhận của tôi thật cũng chẳng khác gì ông già ném cá hàng xóm của tôi bao nhiêu. 

Nghĩa là thấy của một đống trước măt mình đấy thì bất chấp quy trình ký thuật cần thiết, cha con chỉ lo đào cho được rồi bán tống bán táng ra nước ngoài lấy tiền. Tiền này đi đâu thì ai cũng biết rồi -- nộp cho ngân quỹ nhà nước thì ít, đút vào túi mình thì nhiều. 

Ta chỉ trách những quan chức này là họ tham nhũng.

 Ta quên rằng họ cũng đang là những người kiếm sống không có nghề ngỗng gì hết, và kiếm sống với bất cứ giá nào. 

Đọc tiếp ...

KIẾM SỐNG VỚI BẤT CỨ GIÁ NÀO !

Thời tiết oi ả, đang nóng bỗng lạnh đang lạnh bỗng nóng, nhiều nhà đêm trước vừa  mở điều hoà, đêm sau đã phải lôi chăn mùa rét ra đắp, khí trời năm nay ở đồng bằng sông Hồng độc quá! Chẳng những con người nhoai ra mà đến cả các giống vật cũng khó sống: ở vùng ngoại ô  tôi đang ở, sáng sáng trên mặt  hồ vô khối cá chết nổi lềnh bềnh. Có cá chết là có người đi vớt, bởi thứ cá này đun lên còn cho lợn cho chó ăn được.

Đọc tiếp ...

BUỒN VUI ĐẮP ĐỔI

Hôm nay nhiều bạn thích nhớ lại câu nói có tầm khái quát lịch sử của Võ Văn Kiệt đại ý vào những ngày kết thúc chiến tranh một triệu người vui thì cũng có có một triệu người buồn 
Tôi muốn tát nước theo mưa vân vi thêm vài ý nhỏ
-- tình cảm là một vấn đề phức tạp nhất là giữa vui buồn thường có sự chuyển hóa (xem Ghi chú ở dưới)
-- Về những người buồn lúc ấy thì tôi không thực sự  biết lắm và đến nay vẫn đang tìm hiểu nhưng trước sau vẫn thông cảm và kính trọng.
 -- Còn về phía những người vui  thì sao?

Theo ghi nhớ của riêng tôi ngày ấy ngay trong hàng ngũ bên thắng cuộc bên cạnh  đa số  những người vui tự nhiên và dễ dàng (và có cả dễ dãi nữa ) cũng đã có những người buồn vui lẫn lộn, vui ít buồn nhiều.
Số này ít thôi nhưng theo tôi các anh đều hiểu biết lịch sử và thời cuộc, vui buồn của các anh gắn với một tầm nhìn rộng rãi do đó là một nỗi buồn mà theo tôi là cao quý, bao gồm cả những lo sợ chính đáng -- mặc dù trong hoàn cảnh lúc ấy thông thường người ta phải giấu nỗi buồn ấy đi không dám bộc lộ rõ.
Ban đầu tôi thấy có cảm tình nhưng vẫn không hiểu các anh ấy lắm,  về sau mới thấy các anh ấy đúng. 
--  về sự chuyển hóa các loại người này trong thời gian  tôi dự đoán  tuy những người  vừa biết buồn vừa biết vui như vậy  trong hàng ngũ người thắng cuộc lúc đầu chỉ là   thiểu số nhưng ngày càng càng đông lên và được bổ sung bởi những người trẻ ra đời sau chiến tranh.
Và họ sẽ gặp gỡ những người mà "hôm qua chỉ có  buồn và hôm nay vẫn còn  buồn" nhưng đã biết tìm nhiều niềm vui trong  suy nghĩ và hành động . Lớp kế cận của nhóm người thứ hai này thì lại càng đông đảo.
 Hai loại người này sẽ có một sự chia sẻ và  phối hợp lâu dài vì tương lai của một Việt Nam thống nhất thực sự -- dù ngày ấy  không phải là gần lắm nhưng chắc phải tới.

***

 Ghi chú dành cho các bạn thích "nhiễu sự văn chương"
1/về những những tình thế nước đôi, tôi thường nhớ lại câu thơ của Hoàng Trung Thông viết ở Vĩnh Linh
 Trời hôm nay vừa mưa vừa nắng 
 Mây hôm nay vừa trắng vừa đen 
Biển hôm nay người trong vườn đục 
 Nước hôm nay vừa lặng vừa yên 

2/Về sự đắp đổi biện chứng của tình cảm thì không gì bằng câu thơ của Tế Hanh viết trong "Bài thơ tình ở Hàng Châu"
Những ngày buồn nghĩ lại thấy vui vui
 Những ngày vui thấy nghĩ lại thấy ngùi ngùi 
 Còn một nghệ sĩ chèo trứ danh ở Hà Nội được đào tạo từ trước 1945 là bà cả Tam  thì bảo
 "trong cái được có cái mất, 
trong cái vui có cái buồn, 
trong cái vô vọng có cái hy vọng",
Nói về nghệ thuật diễn viên, bà  cho rằng các bạn trẻ phải lo diễn thế thì mới thấu đáo tình người và lẽ đời.
Nhưng theo tôi câu này cũng đúng trong nhiều trường hợp khác

Đọc tiếp ...

HÃY NGHĨ TỚI NGÀY GIÃ TỪ SƯ PHỤ XUỐNG NÚI


Khoảng cuối 2005, nhân việc xuất bản cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm", tờ Sinh Viên  Việt Nam  đã đề nghị tôi trao đổi vài điều nhằm giúp các bạn trẻ nhận diện lại lý tưởng và các giá trị từ đó tìm ra phướng hướng hành động của mình trong hoàn cảnh xã hội hậu chiến.

Sau mười năm đọc lại, tôi có cảm tưởng bài viết vẫn có phần thích hợp, với nghĩa lớp trẻ hiện nay vẫn chưa có thay đổi bao nhiêu, và nhìn chung là đang lúng túng trong việc tự xác định. Xin giới thiệu lại ở đây để các bạn cùng đọc và cho thêm ý kiến.  

Đọc tiếp ...

SAN BẰNG CON NGƯỜI

Trên đường Sài Gòn, một lần, tôi được nghe một người lái xe ôm kể rằng ông ta vừa về hưu, so với tuổi là hơi sớm. Có hai điểm làm cho ông chán:
Giám đốc là người quá dốt, không hiểu công việc. Trong xưởng, người chăm với người lười cũng như nhau, cuối năm ai cũng tiên tiến hết.
Tôi đoán chính ra ông là một người thợ giỏi. 

Đọc tiếp ...

SỰ LAN TRÀN CỦA NGHỊCH LÝ

“Thời đại ta là thời đại của những nghịch lý” - cái ý ấy tôi được đọc lần đầu là từ một bài viết của L.Landau, nhà vật lý Xô - viết từng được giải Nobel. Về sau đọc vào đâu cũng bắt gặp cái tinh thần ấy. Hoàng Phủ Ngọc Tường từng có câu tả Cà Mâu: Ở đây người ta “chèo thuyền giữa rừng, cá đẻ trên cây và những dòng sông thì đều bắt nguồn từ biển”. Đó là cái nghịch lý trong khung cảnh.

Đọc tiếp ...

26.6.21

NHÂN CHUYỆN CHÁO CHỬI

Trên FB ĐăngBi, có ghi một đoạn đối thoại: 

- Chào bà chủ quán, cho xin bát cháo lòng nhiều hành

- Chào cái đéo gì, đây bán chứ đéo có cho. 

-- ...

- Tiền ít mà đòi hít L thơm, có 25k mà đòi phục vụ tận tình á, quên đi

- Trời đất ơi, tôi trả tiền bà đầy đủ mà sao bà lại nói như vậy 

--Tiền nào của nấy. Không ăn thì biến.

-

Đọc lên tôi biết ngay là một hiện tượng chỉ có thể xảy ra ở Hà Nội. Đó là căn bệnh có từ thời mà thành phố mới được những người ở rừng về tiêp quản và sẽ phát triển suốt thời chiến tranh đói kém, nên có mấy đặc điểm: 

- Nghề bán hàng ăn bị coi là không đáng có. Ngoài mấy cửa hàng quốc doanh lèo tèo, không đủ phục vụ người dân thì các hàng quán tư nhân đều bị coi như con hư đặt vào tâm ngắm. Nếu họ có liều mở cửa – theo yêu cầu của thị trường, thì chỉ chuốc lấy sự thù ghét của chính quyền. 

- Giá cả hồi ấy cũng hoàn toàn giả tạo, nghĩa là theo hệ thống của mậu dịch. người bán hàng có muốn làm thêm cũng không được phép

- Đi bán hàng ăn lúc ấy tức là bần cùng bất đắc dĩ việc đáp ứng được những nhu cầu hết sức thiết thực của con người bị coi là không nên làm. Tự nhiên, người bán hàng cảm thấy mình có quyền được đối xử thô lỗ với người mua hàng. Nếu thời nay, nhiều người bán hàng bắt đầu cảm thấy cám ơn người mua hàng, thì hồi ấy mua được thứ hàng gì là cám ơn người bán kể cả tư nhân chứ không nói gì nhà nước. 

- Một điều khái quát hơn: đấy là thời mà con người không cần trở thành lịch sự, tinh tế, nhã nhặn cùng là một vài phẩm chất tốt đẹp khác của các xã hội bình thường. Người ta không cần giữ thể diện, không cần được ai khen và cảm thấy như thế là vô ích. Tức không có lý tưởng sống và không còn phân biệt tốt xấu nữa.Chỉ còn những bản năng tối thiểu

Đọc tiếp ...

24.6.21

GIÀU CÓ và TỬ TẾ THỜI NAY

 Khoảng cuối 2002, đầu 2003, một người Đức đã viết trên mạng về một số  khía cạnh  xấu xí của người Việt trong đó có khía cạnh liên quan tới một nếp  tư duy phổ biến trong chúng ta .

Sau khi kể lại những tình trạng lộn xộn trong xã hội Việt  hiện nay ông người Đức này bảo hình như nhiều người bản địa cũng biết mình hư hỏng nhưng lại có lối đổ thừa cho hoàn cảnh. 

Nhiều người Việt ông gặp nói thẳng vào mặt ông là tại chúng tôi nghèo quá nên chúng tôi mới hư hỏng thế này, còn nếu giàu có lên thì chúng tôi sẽ tử tế ngay.

Đọc tiếp ...

Hy vọng như một thói quen khó bỏ

Xếp hàng đã được biết tới như một cách sống điển hình của dân Hà Nội những năm chiến tranh. Bắt nguồn từ sự thiếu thốn thường trực và tin chắc là không bao giờ chấm dứt, cuộc sống “xếp hàng cả ngày” rút cục tạo cho con người ta một cảm giác vô vọng và những hành động kỳ cục không sao hiểu nổi Một người bạn tôi kể trong những năm ấy, nhiều lần cứ thấy có đám xếp hàng là đang đạp xe trên đường chị cũng lao vào giữa đám người ồn ào để tranh chấp lấy một chỗ mà chờ đợi.       

 Chỉ một hai lần chị mua được thứ hàng ưng ý. Còn phần lớn là những cuộc xếp hàng vô ích.

         Hoặc người ta bán những thứ hàng chị không cần. Hoặc đơn giản là hàng không về. 

         Nhưng bận sau thấy có đám đông người chi vẫn lăn xả vào.

         Đến lúc nào đó hình thành một thói quen, nhiều người tuổi tôi, cả đàn ông lẫn đàn bà, cả dân sống với chữ nghĩa bút mực lẫn những người lao động chân tay, chúng tôi chia sẻ với nhau một cách sống dùi gắng băm bổ, vội vã, lấy sự bươn trải làm mục đích, cốt chứng tỏ trước mọi người là mình đang nỗ lực hết mình, còn kết quả thế nào không dám nghĩ tới. 

         Sau chiến tranh cả người tiếp tục nghèo khó lẫn những người “ giầu lên đùng đùng theo một cách không ai cắt nghĩa nổi”, chúng tôi vẫn bị chi phối bởi cách sống cách nghĩ nói trên, chẵng những thế còn cảm thấy nó đã ngấm vào mình chi phối mình, có muốn cũng không thể từ bỏ. 

      Tôi thường nhớ tới nó cái khi theo dõi nhiều hoạt động xã hội hàng ngày, như các phong trào thi đua, các cuộc chạy theo mốt, các đám lễ hội, du lịch… và hôm nay là chuyện học sinh lao vào học hè. 

       Ở đây không khỏi có lỗi của những người biến giáo dục thành hoạt động kinh doanh, lợi dụng tâm lý quá lo lắng của cha mẹ với con cái, từ đó kiếm lời. 

      Nhưng để việc đó sang một bên, về phía chúng ta, tại sao chúng ta bảo nhau giơ đầu cho họ chém như vậy ?

      Tôi nghĩ đây chỉ là thêm một bằng chứng về sự khủng hoảng giáo dục đã đến hồi kịch liệt và hằn sâu vào lòng người, trở thành trạng thái tâm lý xã hội cố kết bền vững.

       Nhiều người quanh tôi hôm nay hối thúc con cái ngày đêm đèn sách trong tâm lý tuyệt vọng. Trong thâm tâm thừa biết là sau khi nhận con cái ta vào học, nhà trường hiện nay chỉ cho ra những  sản phẩm rất ít được việc cho xã hội. Thế nhưng làm sao bây giờ? Tìm đâu một chỗ học khác? Tiền đâu cho đi nước ngoài? Thôi thì chỉ đành thúc con cái học nữa học thêm, học quên chết, “để nếu cuối cùng chúng nó có kém có hỏng thì mình cũng không có gì phải ân hận “.

     Khi bị đẩy tới cùng, con người tuyệt vọng lại hóa thân thành con người của hành động, nghĩa là những kẻ hy vọng.  

       Theo chỗ tôi nhớ, khoảng cuối 2009(?) một hãng tin nước ngoài từng có một cuộc phỏng vấn ở hàng loạt nước để xét xem người dân ở nước đó có bằng lòng với cuộc sống không. Và trái với dự đoán của họ, hóa ra  ở ta dân tình nói chung vui vẻ, số người bằng lòng và tin tưởng ở cuộc sống lại cao hơn so với người dân nhiều nước thanh bình khác. 

Đọc tiếp ...

GIẦU CÓ NHƯNG KHÔNG THÀNH NGƯỜI

1/   

 Trong số những cách  hành xử của đám nhà giàu trọc phú khiến  dân tình phải bàn tán, tôi nhớ mấy năm trước  có  chuyện họ  mang việc đấu giá làm từ thiện ra đùa cợt. Đùa cợt trên sự cùng cực của người nghèo.

     Nhìn lại thời xưa, tôi vẫn nghĩ, cùng với giới trí thức, đám người giàu có thuộc về bộ phận ưu tú của xã hội họ có khá hơn thì xã hội mới được nhờ.

     Nhưng đến thời ta, cả hai đám người ấy bị thù ghét và thù ghét vô lối  bất công đến mức ai người muốn trở thành ưu tú cũng nản lòng luôn .

Đọc tiếp ...

SAO SỬ KHÔNG VIẾT VỀ NHỮNG THỜI CON NGƯỜI TRỞ NÊN TỬ TẾ?

Tôi tìm đọc Lịch sử triều Mạc của Đinh Khắc Thuần ( Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2001) vì hai lý do, một nó là luận văn tiến sĩ ở Pháp, chứ không phải được công nhận trong nước; và hai, nghe nói nó rất ca ngợi nhà Mạc chứ không phải lên án như phần lớn sách giáo khoa về lịch sử từ thời tôi học trung học dăm chục năm trước và chỉ gần đây mới có sửa chút ít(?).

Đọc xong thì thấy cuốn sách đáng gọi là một công trình khoa học. Nó có luận điểm mới, cách khai thác tài liệu mới. 

Đọc tiếp ...

Trở lại với các danh nhân lịch sử để hiểu các VIP hiện thời

Do những cấm kỵ không được viết về các danh nhân hiện đại,

giới sử học của ta cũng lảng tránh luôn

không viết về các danh nhân trong quá khứ

 Những trang sử học không có con người -

-Sử Việt Nam được lưu hành chính thức hiện nay có ba chỗ dở khiến nó không còn là sử nữa. Ba chỗ dở đó là

Đọc tiếp ...

NHỮNG TÙ NHÂN CỦA LỢI ÍCH TRƯỚC MẮT


Triều Nguyễn nổi tiếng với việc cấm đạo. Người ta cắt nghĩa đó là tại Nho học đã thấm quá sâu, khiến vua chúa sinh ra bảo thủ.
 Nhưng một người tôi quen bảo có gì đâu, tại các bà phi tần cả. Vua mà đi lễ nhà thờ thì phải theo chế độ một vợ một chồng, và tam cung lục viện không biết chừng giải tán hết (?!). Nên các bà vừa nghe phong phanh đã không thích đạo và bảo nhau nằn nì xin vua cấm đạo bằng được. 
Không biết cách giải thích này có đúng không, nhưng nghe không phải không có lý.

Đọc tiếp ...

NÓI THÊM VỀ "TỰ DO TRƯỚC CÁC NHU CẦU VẬT CHẤT"

Trong bài  hôm qua, tôi đã nói dân mình hiện nay quá ham hưởng thụ, đang lấy hưởng thụ làm lẽ sống  nên các ý tưởng của Roosevelt thật có giá trị gợi ý.

 Ngồi nghĩ thêm một chút thấy trong đờì sống hậu chiến, cái sự ham muốn quá đáng ấy cứ được thổi mãi lên, chẳng qua là vì mấy lý do: 

 Từ trước đến nay ta sống khổ quá. Trong các lý thuyết hướng dẫn cách sống của con người, sự hưởng thụ  nhiều khi bị coi là cái tội.

Đọc tiếp ...

MỘT GIAI ĐOẠN MỚI TRONG NHẬN THỨC VỀ LỊCH SỬ VỪA ĐƯỢC BẮT ĐẦU

Trong sự lạc hậu của xã hội ta nói chung, có sự lạc hậu rõ rệt về quan niệm lịch sử. Lịch sử được nói tới không phải là ít. Sách sử ở dạng phổ cập quần chúng - nhất là sách  viết cho thiếu nhi - in ra vô tội vạ. Nhưng càng thấy sách sử được phổ biến, thì càng sốt ruột vì cái quan niệm chi phối ở đấy vẫn là một quan niệm cổ lỗ và chúng ta ngày càng xa lạ với một nền sử học hiện đại, một nền sử học cần thiết cho sự phát triển trước mắt.

Nhưng đến gần một tháng qua, khi chứng kiến sự nở rộ trên FB các loại bài viết về lịch sử thì tôi thấy mừng quá.

Đọc tiếp ...

NGƯỜI VIỆT THIẾU SÂU SẮC

(Nguyễn Hưng Quốc)

Liên quan đến nhan đề bài viết này, có hai điều tôi xin được nói ngay: một, đó không phải là phát hiện của tôi; hai, bất kể ai là người đầu tiên phát hiện, nhận định ấy cũng đã trở thành một ý kiến khá phổ biến. Phổ biến đến bình thường, thậm chí, tầm thường, có lẽ chẳng còn làm cho người nào ngạc nhiên hay khó chịu nữa cả. Hầu như ai trong chúng ta cũng biết vậy. Và chấp nhận vậy.

Đọc tiếp ...

NGƯỜI VỚI NGƯỜI LÀ BẠN

Trong bài trước tôi đã nói tới một đoạn trong sách “Tân Quốc Văn” Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch dạy trẻ về quan hệ với người nước ngoài. Dưới đây là toàn văn  bản dịch bài đó của nhà giáo Trần Trọng San trong sách “Hán văn” soạn từ trước 1975 và gần đây được in lại cả ở trong nước cũng như hải ngoại:

CÁI ĐẠO ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Đọc tiếp ...

NHỮNG MẤT MÁT ĐÃ ĐẾN VỚI TIẾNG VIỆT HÔM NAY

Nhiều lần tôi muốn viết những thay đổi đã đến với tiếng nước mình mà không làm nổi.
Tự nhiên nhớ lại đây đó đã có người viết, nếu là các bạn đang sống ở hải ngoại thì dễ có một khoảng cách mà B. Brecht gọi là lạ hóa nên càng có điều kiện hơn. Chẳng hạn với một nữ tác giả là Trần Mộng Tú. Talawas 20-7-09 có in lại một bài của bà này mang tên "Tôi là ai", trong đó có đoạn

Đọc tiếp ...

23.6.21

RÁO HOẢNH

Bạn có biết những lúc ráo hoảnh như thế người ta trở nên thế nào không?
Tôi thường mang tiếng là ác khẩu, chỉ thạo moi móc cái xấu của mọi người.
Để chứng tỏ là mình đã tu tỉnh lại, trong trường hợp đang nói, tôi cố vắt óc để tìm ra một liên tưởng tạm gọi là đèm đẹp một tí.
Và tôi nhớ đến những đứa trẻ.

Đọc tiếp ...